Tin tức
Phát triển ngành dịch vụ logistcis dưới tác động của đại dịch Covid-19
Từ năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch Covid- 19 đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, gây ra những tác động tiêu cực đến lĩnh vực dịch vụ logistics. Tại Việt Nam, để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, khai thác khá hiệu quả phương thức vận hành e-logistics (hậu cần trực tuyến)... để từng bước vượt qua khó khăn.
Tác động của đại dịch Covid-19 đến dịch vụ logistics Việt Nam
Tại Việt Nam, logistics được phát triển từ những năm 1990, cùng với sự mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ trong một thời gian ngắn, lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia khảo sát đánh giá, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên vị trí thứ 3 trong các nước ASEAN.
Trong khi đó, theo Hiệp hội DN Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển chung ngành Logistics Việt Nam những năm gần đây bình quân tăng trưởng từ 14-16%/năm, với quy mô giá trị đạt khoảng trên 40 tỷ USD/năm.
Các DN logistics Việt Nam đang cung cấp khoảng 17 dịch vụ khác nhau tập trung vào các loại hình kinh doanh giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan...
Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật về logistics ngày càng được hoàn thiện; kết cấu hạ tầng logistics trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả tốt.
Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động logistics, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại.
Theo số liệu thống kê của VLA, đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến 15% DN bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% DN giảm số lượng dịch vụ hậu cần trong nước và quốc tế từ 10%-30% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, các hoạt động logistics như vận tải giảm, do dịch vụ thông quan tại các cửa khẩu bị cản trở, dịch vụ kho bãi, giá cước vận tải cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Thêm vào đó, các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên thường xuyên bị lưu xe. Từ đó, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn khiến cho tài chính của chủ hàng gặp nhiều vấn đề kéo theo sự khó khăn cho các DN logistics.
Cùng với đó, nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi, dẫn tới việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng bị giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các DN kinh doanh dịch vụ vận tải logistics.
Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay các DN thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại vực châu Á và một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được.
Những khó khăn nội tại của ngành sản xuất và logistics vẫn chưa được giải quyết đã trở thành “điểm nghẽn” trước tác động của đại dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh so với mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Philippines, Malaysia... cả về nông sản, lẫn may mặc một phần là do chi phí logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước này từ 6%-20%, thậm chí cao gấp 3 lần so với Singapore.
Chi phí dịch vụ logistics cao làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới...
Động lực tăng trưởng ngành Dịch vụ logistics trong thời gian tới
Trong thời gian tới, dự báo, ngành Logistics Việt Nam vẫn sẽ đối diện với không ít khó khăn, thách thức do tác động bởi dịch bệnh Covid-19, vận tải đường biển thiếu hụt container rỗng phục vụ xuất khẩu (do ảnh hưởng giãn cách xã hội toàn cầu), giá cước vận tải có xu hướng tăng...
Bên cạnh những khó khăn, thách thức, ngành Logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Thậm chí, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” sau đại dịch.
Cụ thể, việc phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp phụ trợ, hoạt động thương mại điện tử gia tăng sẽ khiến logistics trở thành một lĩnh vực thu hút đầu tư và có nhiều cơ hội phát triển. Triển vọng khá tươi sáng của kinh tế trong nước với sự vào cuộc của bộ máy Chính phủ mới đã tạo nên những động lực tâm lý tích cực cho các DN sản xuất, các DN logistics.
Hiện nay, Chính phủ nỗ lực thúc đẩy triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao (GDP tăng 6% năm 2021). Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới có hiệu lực đã và sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi từ việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa.
Điển hình như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng mang đến nhiều cơ hội và ưu đãi dành cho các DN logistics. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đạt khoảng 20% vào năm 2020 và dự báo đạt 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.
Ở chiều ngược lại, dự kiến, tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực cũng sẽ gia tăng nhanh chóng. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ sôi động, thị trường dịch vụ logistics được mở rộng, đặc biệt là dịch vụ logistics quốc tế.
Bên cạnh đó, các dự báo của các tổ chức quốc tế đối với kinh tế Việt Nam như: GDP tiếp tục tăng trưởng dương, cán cân thương mại giữa Việt Nam với thế giới tiếp tục thặng dư... cho thấy, sản xuất, kinh doanh, thương mại đang hồi phục, DN logistics có thể tận dụng cơ hội để tăng tốc sau thời gian suy giảm, do tác động của dịch Covid-19.
Trong đó, điểm mấu chốt giúp cho ngành Logistics Việt Nam hồi phục tăng trưởng thời điểm hiện nay và cả năm 2021, đó là khả năng kiểm soát dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là những yếu tố giúp ngành Logistics Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như khi chưa có đại dịch Covid-19.
Đề xuất, kiến nghị
Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh... đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, trong Chiến lược phát triển ngành Dịch vụ logistics, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng của các ngành này đạt khoảng từ 15%-20%/năm, chiếm tỷ trọng từ 8%-10% GDP; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt từ 50%-60%; chi phí logistics giảm tương đương từ 16-20% GDP. Để có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh có nhiều yếu tố mới tác động, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Đối với cơ quan quản lý
Năm 2021 và các năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, có thể tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới, làm thay đổi trật tự, cấu trúc kinh tế, đời sống xã hội của thế giới.
Xác định rõ những cơ hội, thách thức trong năm 2021 và những năm tiếp theo, nhận thức rõ vai trò của ngành Logistics, Chính phủ đã đề ra những yêu cầu rất cụ thể đổi với ngành dịch vụ quan trọng này, trong đó có yêu cầu phải giảm chi phí logistics để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hoá và nền kinh tế.
Nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện để ngành dịch vụ logistics phát triển. Đồng thời, tới đây, các cơ quan quản lý cần tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như:
- Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực logistics đảm bảo tính ổn định, đồng bộ; đồng thời, tiếp tục rà soát cắt giảm thủ tục hành chính và các rào cản để giảm chi phí cho người dân, DN.
- Triển khai các nhóm giải pháp tổng thể trong các lĩnh vực thuế, phí, hải quan… nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng, giảm chi phí cho các hoạt động logistics.
- Khẩn trương, rà soát các quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng với mục tiêu phát triển ngành Logistics; Bảo đảm các quy hoạch, kế hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistic lớn có khả năng kết nối thông suốt với các cảng biển, các tuyến vận tải.
- Ưu tiên tối đa nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển logistics; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình giao thông lớn...
- Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm logistics trên cả nước; Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới, nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.
- Khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để DN dịch vụ logistics, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin...
- Sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics; chỉ rõ “điểm nút” trong chi phí logistics để tập trung phát huy nội lực, tận dụng cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo đột phá trong phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.
Đối với hiệp hội nghề nghiệp
- Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics. Theo đó, phối hợp với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo về logistics, thành lập khoa logistics; công nhận chuyên ngành đào tạo logistics. Phối hợp khảo sát, tìm hiểu xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế...
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm triển khai công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ dựa trên các khóa đào tạo thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực về logistics....
Đối với cộng đồng doanh nghiệp logistics
- Cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số để bắt kịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hầu hết trong các khâu của logistics. Hiện nay, các công ty lớn trên thế giới đang dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nên các DN logictics cần nâng cao quy trình, công nghệ, nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực logictics.
- Đổi mới mô hình, hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin, nắm bắt thông tin thị trường để có giải pháp huy động nguồn lực, mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Chủ động tìm kiếm, liên kết với các DN quốc tế có uy tín để cùng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.
Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2021
Bài viết liên quan
TIẾP TỤC GIẢM THUẾ GTGT 2%, DỪNG NGAY MIỄN...
Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa được thông qua tại phiên bế... Đọc tiếp >
Tàu Container Chạy Bằng Hydro Đầu Tiên Trên...
Trong bối cảnh các quốc gia và tổ chức quốc tế đang nỗ lực giảm thiểu phát... Đọc tiếp >
Peru Chuẩn Bị Khánh Thành Cảng Nước Sâu...
Ngày 14/11, cảng nước sâu Chancay sẽ chính thức khánh thành, với sự tham dự của... Đọc tiếp >
AI & BIG DATA CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO VỚI CHUỖI...
AI và dữ liệu lớn được kỳ vọng mang lại bước tiến cho ngành logistics, giúp doanh... Đọc tiếp >
TIL hỗ trợ xuất khẩu thành công trụ đo...
Sau 3 tháng chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết, TIL đã hỗ trợ khách... Đọc tiếp >
Phân tích chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam:...
Phân tích chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam: Các thách thức cần giải quyết Việt Nam... Đọc tiếp >
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Logistics...
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc tối ưu chi phí logistics trong xuất nhập khẩu quốc... Đọc tiếp >
Chuyển Đổi Xanh - Điều Kiện Cần và Đủ...
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ưu tiên phát triển bền vững, việc thúc đẩy logistics... Đọc tiếp >
Việt Nam Chi Gần 1,2 Tỷ USD Nhập Khẩu G...
Trong 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,2 tỷ USD gạo, tăng 36% so... Đọc tiếp >
XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHỤC HỒI MẠNH...
HÀ NỘI — Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã phục hồi mạnh trong... Đọc tiếp >
TÌNH HÌNH NGÀNH LOGISTICS SẼ RA SAO NẾU DONALD...
Nếu ông Donald Trump đắc cử tổng thống, ngành logistics có thể đối mặt với một... Đọc tiếp >
PHÂN BIỆT SOC VÀ COC TRONG VẬN CHUYỂN QUỐC...
SOC VÀ COC LÀ GÌ TRONG XUẤT NHẬP NHẨU? Đọc tiếp >
CÁC THUẬT NGỮ TRONG LOGISTICS HÀNG KHÔNG
Với những nhân sự làm việc trong lĩnh vực Logistics Hàng Không, việc sử dụng các... Đọc tiếp >
TIÊM VẮC XIN LÀ GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG DỊCH...
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc... Đọc tiếp >
BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU BAO GỒM NHỮNG...
BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU BAO GỒM NHỮNG GÌ? Đọc tiếp >
PHÂN BIỆT CÁC CÔNG TY DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN...
Để bạn có cái nhìn rõ hơn về dịch vụ vận chuyển quốc tế – Logistics, TIL sẽ... Đọc tiếp >
TRANSPORTER TRAVEL TRIP 2020
Bình Ba - Nha Trang Đọc tiếp >
LOGISTICS ĐƯỢC DỰ BÁO NGÀNH CÓ NHIỀU TIỀM...
Ngành logistics Việt Nam đang trên đà hồi phục và được dự báo còn nhiều tiềm... Đọc tiếp >
LÀM SAO CÓ SỨC KHỎE TINH THẦN TỐT VƯỢT...
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người... Đọc tiếp >
VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG LOGISTICS
Có thể nói, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các... Đọc tiếp >
5 BƯỚC KHỞI ĐỘNG CHO SỰ NGHIỆP NGÀNH ...
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 5 ‘mẹo’ cực kì hữu ích để bắt đầu... Đọc tiếp >
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÍCH...
(VLR) Sáng ngày 25/8/2021, Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills)... Đọc tiếp >
Doanh nghiệp logistics cần làm gì để tận...
Nhiều cơ hội lớn cho ngành logistics phát triển nhờ vào các cam kết trong hiệp định,... Đọc tiếp >
Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang...
Đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistics phải nhanh... Đọc tiếp >
TẠO LIÊN KẾT, TĂNG GIÁ TRỊ CHO NGÀNH LOG...
Tiềm năng ngành logistics Việt Nam còn rất lớn, song với đội ngũ doanh nghiệp chủ... Đọc tiếp >
CHUYỂN ĐỔI SỐ- CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA...
Sự cộng sinh giữa thuật toán và con người sẽ tạo ra cơ hội cải thiện ngành ... Đọc tiếp >
CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ CHO...
Doanh nghiệp logistics nên chú trọng xây dựng thương hiệu, làm nội dung website chỉn... Đọc tiếp >
VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TRONG 6 THÁNG ĐẦU...
(VLR) Giá cước tăng cao chưa từng có do sự thiếu hụt container; sự cố tắc nghẽn... Đọc tiếp >
PHỤC HỒI CHUỖI CUNG ỨNG BẰNG CÔNG NGHỆ...
VOV.VN - Để giải quyết những khó khăn của lĩnh vực Logistics trong thời gian tới,... Đọc tiếp >
CHÍNH THỨC THÀNH LẬP HIỆP HỘI LOGISTICS ...
Sáng 30/9, Hiệp hội Logistics TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất,... Đọc tiếp >
Cầu nối hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập...
Với dân số 650 triệu dân, khu vực Mỹ Latinh là thị trường tiềm năng đối với... Đọc tiếp >
TRANSPORTER TRAVEL TRIP 2023 (TAIWAN)
TRANSPORTER TRAVEL TRIP 2023 (TAIWAN) Đọc tiếp >