jolie_oanh@transportervn.com

Tầng 3, Số 46 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM

+84 28 2223 3833/2223 3838

CALL US NOW FOR YOUR TRANSPORT

+84 909 808 353/962 244 938 (Mr Storky Thuận)

  THỦ TỤC NHẬP KHẨU LINH KIỆN, PHỤ TÙNG XE ÔTÔ

I. Định nghĩa hàng hóa

Linh kiện, phụ tùng ôtô là tất cả các bộ phận để lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh. Nó bao gồm: khung gầm, thân xe, hộp số, bánh răng, giảm xóc, vành, lốp, nội thất….

II. Căn cứ pháp lý

Căn cứ theo  Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì các vật tư đã qua sử dụng như: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy không được phép nhập khẩu.

Căn cứ theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT Quy định danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực từ ngày 15/09/2018, theo đó, liệt kê một số phụ tùng ô tô trong Phụ lục II phải áp dụng nguyên tắc: “Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường”.

Căn cứ theo Công văn số 6489/TCHQ-GSQL, với những sản phẩm này, doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan phải nộp cho cơ quan Hải quan Bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng.

III. HS code

HS code được xác định dựa trên thành phần cấu tạo, tính chất, công dụng… thực tế của sản phẩm. Vì vậy, cần phải kiểm tra tài liệu kỹ thuật, catalogue của sản phẩm để xác định chính xác HS code của mặt hàng. Trong trường hợp có nghi vấn về tính chính xác của HS code, cơ quan Hải quan sẽ chỉ định Doanh nghiệp tiến hành giám định sản phẩm tại Cục kiểm định Hải quan. Việc kiểm tra thực tế và kết quả giám định của Cục kiểm định Hải quan sẽ là cơ sở pháp lý cuối cùng để xác định HS code của sản phẩm.

Vì khái niệm linh kiện, phụ tùng xe ôtô rất rộng nên quý vị có thể tham khảo Thông tư 19/2006/TT-BTC hướng dẫn phân loại mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô, để từ đó xác định được HS code cho mặt hàng đang cần làm thủ tục nhập khẩu.

VI. Thuế nhập khẩu

Sau khi đã xác định được HS code  theo hướng dẫn phân loại mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô, quý vị có thể  tham khảo mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với HS code của hàng hóa (đã xác định) tại Biểu thuế nhập khẩu.

V. Chính sách liên quan, hồ sơ và thủ tục hải quan

1. Đối với các mặt hàng nằm ngoài phụ lục II, thuộc Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT thì tiến hành thủ tục hải quan và chuẩn bị hồ sơ như hàng hóa thông thường, bao gồm:

- Tờ Khai hải Quan

- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

- Bill of Lading

- C/O (nếu có)

- Catalogue, tài liệu kỹ thuật, các chứng từ khác (nếu có)

2. Đối với các mặt hàng nằm trong phục lục II, thuộc Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT thì phải áp dụng nguyên tắc: “Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải chứng nhận hoặc công bố phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Thời điểm kiểm tra, chứng nhận được thực hiện sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường”. Quy trình như sau: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu (Cục đăng kiểm) -> Thông quan -> Chứng nhận chất lượng sau thông quan -> Công bố hợp quy sau thông quan và trước khi đưa ra thị trường.

2.1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu (Cục đăng kiểm) và chứng nhận chất lượng sau thông quan

-          Tờ Khai hải Quan

-          Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

-          Bill of Lading

-          C/O (nếu có)

-          Catalogue, tài liệu kỹ thuật, các chứng từ khác (nếu có)

-          Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

2.2. Hồ sơ hải Quan

- Tờ Khai hải Quan

- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

- Bill of Lading

- C/O (nếu có)

- Catalogue, tài liệu kỹ thuật, các chứng từ khác (nếu có)

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (có xác nhận của Cục đăng kiểm)

2.3. Hồ sơ công bố hợp quy sau thông quan

- Giấy phép đăng kí kinh doanh (bản sao y bản chính)

- Bản photo  Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (có xác nhận của Cục đăng kiểm)

- Bản công bố hợp quy theo mẫu số 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN do doanh nghiệp tự lập. Lưu ý: mỗi sản phẩm khác nhau sẽ dùng một bản công bố riêng, bản công bố hợp quy cần phải ghi các thông tin đúng như những nội dung trong Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu (Cục đăng kiểm)

Lưu ý

- Mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô nằm trong danh mục quản lý rủi ro về giá

- Mô tả chi tiết hàng hóa cần khai rõ, chi tiết các thông tin liên quan để khớp với HS code đã xác định đối với mặt hàng đó, cũng như bản chất thực tế của hàng hóa.

Nếu quý vị có thắc mắc hay nhu cầu về thủ tục hải quan của bất kỳ mặt hàng nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

 

TRANSPORTER INTERNATIONAL LOGISTICS CO., LTD

Head office: 42/43-45 Nguyen Minh Hoang Str., Ward 12, Tan Binh Dist, HCMC, Vietnam.

Phone: +84 28 3849 5715 / 17

Website: www.transportervn.com

Email: info@transportervn.com

Bài viết liên quan

Ý thức được nhu cầu ngày càng tăng trong việc tìm kiếm một đối tác...
Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu hàng may mặc từ Châu Âu về.
Với nhu cầu cân bằng cuộc sống cũng như cải thiện sức khỏe, tăng sức...

Đối tác

  Tầng 3, Số 46 Đường C18, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM

  Phone : +84 28 2223 3833/2223 3838

    CP : +84 909 808 353/962 244 938 (Mr Storky Thuận)

  Email : jolie_oanh@transportervn.com

Copyright © 2018 TRANSPORTER.VN

Online :1

Offline : 0

Total :168561